Tre làng Phú An tại Khu Công nghệ cao

Từ bao đời nay, hình ảnh cây tre đã gắn bó quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây tre gắn liền với tinh thần yêu nước của dân tộc và có giá trị rất lớn trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Cây tre không chỉ mang lại giá trị về kinh tế thông qua các công trình, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà còn có giá trị lớn trong việc bảo vệ môi trường. Với mong muốn gìn giữ, cải tạo môi trường sinh thái trong khuôn viên làm việc, Trung tâm Đào tạo trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố (TTĐT) đã phối hợp cùng Làng tre Phú An đưa giống tre mới về trồng tại Trung tâm.

Bên cạnh việc được hỗ trợ giống tre từ Làng tre Phú An, sáng ngày 11/03/2021, TTĐT còn vui mừng chào đón đoàn Hội đồng Khoa học  trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đến tham quan và gợi mở các hướng phát triển cho đơn vị.

Sự kiện có sự tham gia của Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh – Chủ tịch Dự án Làng tre Phú An. Cô rất nổi tiếng với công trình bảo tồn các giống tre Việt Nam và đã nhận được giải thưởng Xích đạo từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Hơn 20 năm qua, cô đã không ngừng tìm kiếm các giống tre mới để bổ sung cho dự án tâm huyết của mình. Cô đam mê, tâm huyết với các nghiên cứu, các ý tưởng nhằm phát triển hơn nữa những tính năng, giá trị của cây tre trong đời sống kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao giá trị hoạt động bảo vệ môi trường. Hiện làng tre Phú An là nơi tập trung của hơn 300 mẫu tre, cùng các giống cây họ nhà tre như: trúc, nứa.. chiếm tới 90% giống tre đặc chủng của Việt Nam. Trong số đó có những mẫu tre cực hiếm gồm: Phyllostachys, Bambusa, Teinostachyum, mai ống, vàng sọc, tre ngà…

Đến thăm TTĐT, cô Mỹ Hạnh đã tư vấn cho đơn vị cách thức nuôi dưỡng tre cũng như tôn tạo cảnh quan chung. Với sự hướng dẫn tận tâm của cô, những hàng tre đang ươm trồng tại TTĐT sẽ không chỉ giúp tăng mảng xanh và cải thiện mỹ quan của môi trường xung quanh, mà còn góp phần tăng cường an ninh khu vực.

Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh cùng đoàn Hội đồng Khoa học trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh  đến thăm và làm việc tại TTĐT

Hi vọng trong tương lai, mô hình này sẽ được nhân rộng hơn nữa để phát huy được hết giá trị của cây tre Việt Nam mà Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn.

Loadiing
Đào tạo
Việc làm
Zalo
Điện thoại
SMS