Nâng cao hiệu suất nhà máy - ứng dụng robot công nghiệp với IPC trong truyền thông và thu thập dữ liệu
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là sự thay đổi về các hình thức sản xuất. Điều này không chỉ do cơ giới hóa mà còn do hệ thống thông tin điều khiển quá trình hoạt động có khả năng xử lý các quy trình, các máy móc phức tạp, từ đó đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với sức người. Do đó, hệ thống điều khiển tự động hóa công nghiệp đòi hỏi phải có cấu hình mạnh, tốc độ xử lý nhanh, tốc độ truyền dẫn cao và đáp ứng tiêu chí ổn định, bền vững, có tính module hoá trong môi trường công nghiệp.
Nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và giải pháp sáng tạo dựa trên công nghệ điều khiển trên máy tính (PC); Trung tâm Đào tạo trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (TTĐT) đã phối hợp với Công ty Beckhoff Automation Việt Nam (Beckhoff) tổ chức chuyên đề đào tạo “Nâng cao hiệu suất nhà máy - Ứng dụng Robot công nghiệp với IPC trong truyền thông và thu thập dữ liệu” với sự tham gia của các kỹ sư, kỹ thuật viên đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Giảng viên Trần Nguyên Hải – Chuyên gia Tự đông hóa của TTĐT trình bày giải pháp tự động hóa với các ứng dụng tích hợp robot công nghiệp.
Trong buổi đào tạo, TTĐT và Beckhoff đã chia sẻ một số giải pháp tự động hóa trong công nghiệp tích hợp với cánh tay Robot Nachi. Đặc biệt, các hệ thống tự động hóa robot này đã được kết nối và điều khiển với hệ thống máy tính công nghiệp (Industrial PC – IPC) nhằm có thể truyền thông và thu thập dữ liệu.
Các học viên tập trung theo dõi phần thực hành Robot.
Với hệ thống máy tính công nghiệp (IPC); Phần mềm TWINCAT và hệ sinh thái đa dạng của các gói phần mềm ứng dụng trong các ngành công nghiệp; Chuẩn truyền thông Ethernet công nghiệp EtherCAT (https://www.ethercat.org) của Beckhoff, giải pháp hoàn chỉnh để số hóa, nâng cao hiệu suất nhà máy và truyền thông thu thập dữ liệu, cải tiến các hệ thống điều khiển về phần cứng, phương thức truyền dẫn, cũng như khả năng tích hợp hệ thống, triển khai hệ thống tự động hóa, nâng cấp những dây chuyền hệ thống cũ và triển khai đồng bộ dữ liệu cho những hệ thống mới đã được chia sẻ đầy đủ đến các doanh nghiệp tham gia.
Thông qua buổi đào tạo, các doanh nghiệp tham gia đã có được cái nhìn toàn cảnh, hiểu về các ứng dụng thực tế và các giải pháp phù hợp để đáp ứng được nhu cầu về truyền thông và thu thập dữ liệu dựa trên nền tảng IPC để có thể đón đầu và bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Chương trình ĐẦU TƯ TƯƠNG LAI - ƯU ĐÃI HỌC PHÍ nhân dịp Chào mừng 22 năm thành lập Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
- Đăng ký tham gia Chuyên đề KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỒ SƠ CÁ NHÂN BẰNG TIẾNG ANH
- Chiêu sinh khóa đào tạo KỸ THUẬT BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ROBOT
- Chiêu sinh khóa học LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HÓA VỚI PLC MITSUBISHI
- Chương trình Trải nghiệm công nghệ - Nhà khoa học tương lai
- Chiêu sinh khóa đào tạo LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA VỚI ROBOT tháng 7
- Synopsys Intensive Training Program 2024 chào đón 30 tân binh xuất sắc nhất giữa hàng trăm lượt ứng tuyển
- Thông báo cập nhật thời gian tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng tháng hành động về an toàn lao động năm 2024
- Tuyển sinh Lớp THIẾT KẾ VI MẠCH PHYSICAL DESIGN tháng 6 năm 2024
- Lễ công bố Quyết định tách Chi đoàn Trung tâm Đào tạo – Vườn Ươm Doanh nghiệp
- Chiêu sinh khóa đào tạo LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CƠ ĐIỆN TỬ VỚI PLC MITSUBISHI
- Hội thảo Công Nghệ Đo Kiểm Vi Mạch Bán Dẫn trong Đào Tạo, Nghiên Cứu, Phát Triển và Sản Xuất