Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cho người lao động Việt Nam

Trên diễn đàn trực tuyến về Tương lai việc làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và Cách mạng công nghiệp 4.0, ông Nguyễn Chí Trường - Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp đã đưa ra 7 giải pháp nhằm phát triển kỹ năng lao động của Việt Nam như sau:

  • Thứ 1, xây dựng hệ thống chính sách, hành lang pháp lý đảm bảo tăng cường phát triển kỹ năng cơ bản, nền tảng cho người lao động trẻ.
  • Thứ 2, định vị mục tiêu Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN) trên cơ sở “kỹ năng và năng lực hành nghề của người học vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình đào tạo”, đáp ứng nhu cầu việc làm chuẩn mực, bền vững.
  • Thứ 3, xây dựng mô hình kết nối giữa cơ sở đào tạo, cơ sở GDNN và doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng cung – cầu về lao động, giảm thiểu chênh lệch và thiếu hụt kỹ năng.
  • Thứ 4, xây dựng lộ trình phát triển và con đường học tập suốt đời, thăng tiến nghề nghiệp cho người lao động, dựa vào kỹ năng và năng lực nghề nghiệp theo 2 lộ trình cơ bản (khung trình độ quốc gia và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG)), dưới 3 hình thức chủ yếu (nỗ lực tại nhà trường; nỗ lực tại nơi làm việc và tự thân phát triển) hoặc kết hợp cả 3.
  • Thứ 5, tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ KNNQG đảm bảo gia tăng độ tin cậy, tính hiệu lực, hiệu quả đối với chứng chỉ KNNQG của người lao động và người sử dụng lao động (các doanh nghiệp) nhằm nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, tăng nhanh tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ thông qua đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
  • Thứ 6, đề xuất chính sách thuế đào tạo hoặc hình thành quỹ để đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển GDNN và kỹ năng, năng lực hành nghề cho người lao động.
  • Thứ 7, tập trung thực hiện chuyển đổi số và xây dựng các nền tảng ứng dụng CNTT để thực hiện đồng bộ các ưu tiên và đột phá nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.

 

Tổng kết các hoạt động đánh giá KNN tại Việt Nam năm 2020

 

Theo Tổng cục Thống kê quý II/2021: Lực lượng lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 51,1 triệu người, nhưng có tới 12,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như: Mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... chiếm hơn 25% lực lượng lao động. Trước tình hình thực tế này cùng với dự kiến về sự thay đổi đối với lực lượng lao động trong tương lai, Trung tâm Đào tạo thuộc BQL Khu Công nghệ cao Thành phố (SHTP Training) được sự tín nhiệm của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (DVET) cùng Tập Đoàn JTB và Bộ Y tế Lao động & Phúc lợi Nhật Bản (SESPP) sẽ là đơn vị đại diện, tiếp tục đồng hành cùng Doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao Thành phố nói riêng và Doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung vượt qua những khó khăn sau đại dịch bằng nhiều biện pháp để nâng cao tay nghề, từ đó có thể thích nghi với sự thay đổi của xã hội.

 

Nguồn:

https://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/hoi-am/nguoi-lao-dong-se-ra-sao-sau-dai-dich-covid-19-756134.html

Loadiing
Đào tạo
Việc làm
Zalo
Điện thoại
SMS