GIẢI PHÁP NGUỒN NHÂN LỰC TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Trong kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, robot tự động đang được sử dụng ngày một phổ biến, đặc biệt là trong quy trình sản xuất của các doanh nghiệp. Trước đây với mô hình sản xuất thủ công đòi hỏi sự can thiệp của con người trong tất cả các khâu thì mỗi nhà máy muốn hoạt động cần đến vài trăm thậm chí là hàng ngàn công nhân. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác điều hành, quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy và chi phí tiền lương. Đồng thời, các doanh nghiệp còn phải đối phó với chi phí và các vấn đề phát sinh do sai sót trong sản xuất, nhất là với các đơn hàng đòi hỏi về độ chính xác cao.

Ngày nay, với sự hỗ trợ cùa tự động hóa, hiệu quả trong sản xuất đã được tăng lên đáng kể. Các nhà máy hiện tại đã có khả năng sản xuất ra hàng trăm ngàn sản phẩm với độ chính xác cao trong vòng vài ngày mà chỉ đòi hỏi từ 3 đến 4 người trong dây chuyền sản xuất. Chính đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ có hoài bão lớn bắt đầu khởi nghiệp sau khi hoàn thành việc học của mình. Không chỉ vậy, việc vận hành nhà máy với số lượng nhân công ít cũng giúp cho các doanh nghiệp dễ đối phó với các tình huống xấu, cụ thể như việc thực hiện giãn cách do dịch COVID-19 hiện nay.

Tự động hóa là ngành nghề không còn mới. Nó là ngành nghề được nhắc đến nhiều lần trong danh sách các lĩnh vực nghề nghiệp “hot” trên khắp các phương tiện truyền thông. Các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa có thể làm việc tại các vị trí với thu nhập cao tại các doanh nghiệp trong nước hoặc các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Mặc dù sự hấp dẫn của ngành đang rất “hot”, số người ứng tuyển vào vị trí Kỹ sư tự động hóa luôn ở mức thấp. Các doanh nghiệp cần vị trí Kỹ sư tự động hóa lúc nào cũng khát nhân lực.

Nắm bắt được tình hình đó, ngày 12/10/2020 vừa qua, trường Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo Định hướng nghề nghiệp và Ký kết hợp tác ngành Tự động hóa.

Tại Hội thảo, Ban Lãnh đạo và giảng viên trường FPT Polytechnic đã giới thiệu về khái niệm và ứng dụng của Tự động hóa trong đời sống, đồng thời chia sẻ các chương trình đào tạo cũng như mục tiêu của từng khóa học, môn học mà trường đang giảng dạy và nhấn mạnh triết lý đào tạo “THỰC HỌC – THỰC NGHIỆM” của trường.

Thầy Trần Vân Nam – Giám đốc Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí Minh – khởi động buổi hội thảo.

Cũng tại buổi hội thảo, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic và Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao đã cùng ký kết hợp tác nhằm phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao với các thiết bị thực hành hiện đại, giúp sinh viên sớm tiếp cận với những công nghệ mới đang có tại các doanh nghiệp. Với phương châm “THỰC HỌC – THỰC NGHIỆM”, các bạn sinh viên sẽ được kiến tập ngay từ năm học đầu tiên và thực tập xuyên suốt khóa đào tạo tại các phòng Lab Factory Automation của Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao, phòng Lab của Trường. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên ngay khi ra trường sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đức Huy - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao - cùng
Thầy Trần Vân Nam - Giám đốc Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí Minh - ký kết hợp tác đào tạo.

Lễ ký kết đã diễn ra thành công và tốt đẹp.

Các chuyên gia của Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao (SHTP Training) đã chia sẻ đến các bạn sinh viên về các chương trình đào tạo kết hợp với các nước có thế mạnh về tự động hóa như Nhật, Hàn, Đức...; chương trình thực tập tại Trung tâm và chức năng giới thiệu việc làm trực tiếp cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài Khu Công nghệ cao.

Ông Đỗ Tân Khoa – chuyên gia Tự động hóa của SHTP Training – chia sẻ về các phòng Lab  Factory Automation, phòng EDM… với các thiết bị, công nghệ hiện đại tại Trung tâm

Anh Trần Nguyên Hải – chuyên gia Tự động hóa của SHTP Training – giới thiệu đến các bạn sinh viên một số linh kiện, máy móc được sử dụng trong hệ thống Tự động hóa.

Buổi hội thảo đã diễn ra thành công với rất nhiều chia sẻ thực tế, gần gũi từ các doanh nghiệp. Đó là hành trang giúp các bạn sinh viên mới hiểu rõ thêm về ngành học, công việc sẽ làm và chuẩn bị cho sự thành công trên con đường mình đã chọn. Việc ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác cũng như là chương trình phối hợp giữa các bên là bước đi đầu tiên rất quan trọng để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm Kỹ sư thực hành trong ngành Tự động hóa.

Loadiing
Đào tạo
Việc làm
Zalo
Điện thoại
SMS