CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ GIẢI PHÁP POKA-YOKE CHO DOANH NGHIỆP

POKA-YOKE: CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CÁCH THỨC SINH RA SAI SÓT

Công cụ phân tích cách thức sinh ra sai sót Poka-Yoke cũng được xem như là sự mở rộng của “Phân tích cách thức sinh ra sai sót, hậu quả độ nguy kịch” FMEA. Poka-Yoke công cụ quan trọng của Lean Manufacturing, nhằm loại trừ các vấn đề sự cố và sai lỗi trong quá trình cần thiết để một quá trình cải tiến sản xuất đạt ổn định từ 3 đến 6 Sigma.

Phương pháp Poka-Yoke

Công cụ chống sai lỗi được phát triển bởi chuyên gia tư vấn người Nhật Shigeo Shingo. Ý tưởng của Shingo xuất phát từ sai lỗi để tìm nguyên nhân gốc rễ, từ đó tạo nên các công cụ, phương pháp chống sai lỗi. Poka-Yoke là một hệ thống kĩ thuật nhằm để ngăn ngừa hàng hư hỏng trong quá trình sản xuất vừa ngăn ngừa hàng lỗi vì cài đặt máy móc thiết bị.

Trước tình hình kinh tế và nhu cầu của doanh nghiệp sau mùa dịch Covid-19, Trung tâm Đào tạo Khu CNC (SHTP Training) đã tiến hành cùng Công ty Mitsubishi Electric Việt Nam xúc tiến việc hợp tác phát triển mô hình đào tạo cho doanh nghiệp bằng những công nghệ và giải pháp mới.

Ngày 10/8, Công ty Mitsubishi Electric Việt Nam đã đầu tư thêm thiết bị cũng như giải pháp vào phòng e-F@ctory Lab tại SHTP Training để hoàn thiện hệ thống & sản phẩm của Mitsubishi Electric. Các sản phẩm/hệ thống nổi bật trong lần đầu tư mới này bao gồm:

      1. MELIPC – Máy tính công nghiệp thông minh tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI).

MELIPC tương ứng với các yêu cầu như kiểm soát thời gian thực, bảo trì phòng ngừa và cải tiến chất lượng tại xưởng sản xuất, góp phần nâng cao năng suất thông qua việc sử dụng dữ liệu sản xuất.

     2. SCADA system – Hệ thống quản lý giám sát và thu thập dữ liệu. Hệ thống này được đồng bộ hóa với Trung tâm giải pháp tại Cần Thơ. Ngoài ra, hệ thống này cũng có thể giám sát từ xa.

     3. Poka-yoke – Giải pháp hỗ trợ người công nhân trong khâu lắp ráp. Hạn chế sai sót, tăng năng suất, giảm thời gian đào tạo.

     4. Redundant PLC – tăng cường độ tin cậy và tính khả dụng của hệ thống, giữ an toàn cho các thiết bị và con người khi có sự cố xảy ra.

Mô hình đào tạo theo nhu cầu này sẽ đáp ứng được nhu cầu về cải tiến tự động hóa nhà máy cho doanh nghiệp, góp phần đồng hành cùng doanh nghiệp sau mùa dịch hiệu quả hơn.

Nguồn, hình ảnh: Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao

Thông tin tham khảo: ông Đỗ Tân Khoa - chuyên gia Tự động hóa của Trung tâm Đào tạo và Wikipedia https://en.wikipedia.org/wiki/Poka-yoke

Loadiing
Đào tạo
Việc làm
Zalo
Điện thoại
SMS