An toàn lao động cho người giám sát

A.    Ý nghĩa và mục đích:

Trang bị kiến thức đầy đủ và xây dựng ý thức vững chắc về OH&S cho Cán bộ giám sát OH&S trên công trường theo đúng Thông tư số : 37/2005/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 29 thánh 12 năm 2005 , chương trình đào tạo này được thiết kế để mọi học viên sau khi tham dự đầy đủ khóa học sẽ có năng lực đạt yêu cầu cấp “GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYÊN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG“

B.     Phạm vi áp dụng

Chương trình Đào tạo này “áp dụng đối với các doannh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động”, bao gồm:

  • Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
  • Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
  • Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác…
  • Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.
  • Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định trên sau đây gọi chung là cơ sở( trích Thông tư số : 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 thánh 12 năm 2005 ).

Các kiến thức căn bản trong khóa đào tạo này không phục vụ cho riêng cứ chuyên ngành nào và cũng không nhằm đào tạo thành cán bộ OH&S chuyên nghiệp , nên nó chỉ cần học viên là người có năng lực như sau :

  • Trình độ Đại học khoa học tự nhiên và kinh nghiệm thực tế trên công trường từ 02 năm trở lên. Và hoặc là:
  • Trình độ cao đẳng/ trung cấp kỹ thuật công nghiệp và kinh nghiệm thực tế trên công trường từ 05 năm trở lên.

C.    Nội dung đào tạo

Mã Số

Nội Dung Các Môn Học

Thời Lượng

B1

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ AN TOÀN-VỆ SINH LAO ĐỘNG ( OH&S )

Cơ sở pháp lý căn bản và các quy định cơ bản của pháp luật cho về công tác OH&S:

- Mục đích, ý nghĩa của công tác OH&S.

- Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong việc chấp hành quy định về OH&S Chính sách, chế độ về bảo hộ lao động đối với người lao động.

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác OH&S.

- Văn bản cơ bản về OH&S.

- Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật OH&S.

4

B2

 

 

HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S

  • Xây dựng hệ thống quản lý và trách nhiệm then chốt cho công tác OH&S:
    • Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về OH&S ở cơ sở.
    • Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về OH&S.
    • Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động.
    • Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động.
    • Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện OH&S.
    • Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về OH&S.
    • Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác OH&S (bao gồm cả Báo cáo định kỳ về Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp).
  • Xây dựng hệ thống kiểm tra về OH&S:
    • Phương pháp xây dựng hệ thống kiểm tra và tự kiểm tra OH&S tại cơ sở.
    • Triển khai và thực hiện hệ thống kiểm tra và tự kiểm tra OH&S.
  • Điều tra và Báo cáo Tai nạn lao động:
    • Ý nghĩa, mục đích và nghiệp vụ điều tra Tai nạn lao động.
    • Xây dựng hệ thống Báo cáo Tai nạn lao động.
  • Công đoàn với công tác OH&S:
    • Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của Tổ chức Công đoàn cơ sở về OH&S (phối hợp với Công đoàn cơ sở nếu có).
  • Kỷ luật trong OH&S:
    • Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về OH&S.
    • Xây dựng hệ thống Kỷ luật về OH&S tại cơ sở.

3

B3

 

 

 

 

 

KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA OH&S

Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất.

Các biện pháp kỹ thuật để tự cải thiện điều kiện lao động, OH&S, phòng chống độc hại … tại nơi làm việc.

Quản lý Rủi ro trong Sản xuất Công nghiệp (RM):

  • Nhận diện các Nguy cơ hiện hữu trong Sản xuất Công nghiệp.
  • Công thức đối chiếu và Biểu mẫu cho Đánh giá Rủi ro.
  • 5 Giải pháp trình tự để Kiểm soát Rủi ro.

Thực hành An toàn:

Giải pháp An toàn đơn giản cho cá nhân / nhóm Người lao động.

Phân tích An toàn cho Nhiệm vụ (JSA): 

- Xây dựng một Kế hoạch OH&S cụ thể cho một nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở một cơ cấu tổ chức cụ thể: tổ/ đội/ xưởng.

Hành trình Thị sát An toàn (SOT):

- Nguyện tắc căn bản để xây dựng kỹ năng Giám sát OH&S trên công trường.

Thị sát nhiệm vụ định kỳ (PTO):

- Nguyên tắc căn bản để cải thiện OH&S cụ thể với từng cá nhân / công việc / ngành nghề trên công trường.

3.5

B.4

Chương trình Quản lý OH&S cho Nhà thầu và Hợp đồng:

-  Xây dựng Hệ thống Quản lý và Phân tích Chiến lược/ Sách lược để Quản lý Nhà thầu theo mục tiêu An toàn.

3

B.5

Nội quy OH&S của cơ sở:

- Điều kiện lao động và đặc điểm sản xuất, quy trình làm việc dẫn tới các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây sự cố hoặc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, OH&S, cải thiện điều kiện lao động được thể hiện trong các quy định OH&S bắt buộc người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc.

B.6

Phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE):

- Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các Phương tiện bảo vệ cá nhân (phối hợp khảo sát với cơ sở).

0.5 

B.7

Phòng Cháy Chữa Cháy:

- Các biện pháp về kỹ thuật phòng chống cháy nổ (phối hợp với cơ quan Phòng Cháy Chữa Cháy địa phương).

0.5 

B.8

Sơ cấp cứu tại chỗ:

- Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cấp cứu người bị nạn tại chỗ khi có tai nạn, sự cố (phối hợp với cơ quan y tế địa phương).

 0.5

Tổng cộng 960 phút = 16 giờ phân bổ 04 buổi ( 04 giờ / buổi ) 

 

Loadiing
Đào tạo
Việc làm
Zalo
Điện thoại
SMS